Biết phải làm gì trong trường hợp bị cưỡng hôn hoặc có nguy cơ bị cưỡng hôn

Nếu bạn bị đe dọa cưỡng hôn dân sự, tôn giáo hoặc truyền thống, bạn có thể được hưởng lợi từ các biện pháp bảo vệ do thẩm phán Pháp ra lệnh. Nếu bạn trốn khỏi một cuộc hôn nhân ép buộc từ một quốc gia khác, bạn có thể nộp đơn xin sự bảo vệ quốc tế của Pháp, còn được gọi là quyền tị nạn.

Được xác minh bởi Fédération GAMS vào ngày 30/05/2022

Biết sự thật

Hôn nhân ép buộc là một cuộc hôn nhân dân sự, tôn giáo hoặc truyền thống với người bạn không chọn và được áp đặt cho bạn mà không có sự đồng ý của bạn.

Luật pháp Pháp cấm hôn nhân ép buộc. Bạn được tự do kết hôn nhưng cũng có thể từ chối kết hôn.

Hôn nhân cần có sự đồng ý của cả vợ và chồng. Điều này có nghĩa là:

  • Bạn có thể tự do bày tỏ sự từ chối của mình trong quá trình tố tụng với cơ quan hành chính tổ chức các nghi lễ kết hôn dân sự, được gọi là “mairie” hoặc tòa thị chính.
  • Bạn có thể làm điều này cả trước và trong lễ cưới.
  • Trong trường hợp không được sự đồng ý, hôn nhân bị coi là vô hiệu theo luật của Pháp. Luật áp dụng: Điều 180 của Bộ luật Dân sự.

Các biện pháp bảo vệ

  • Nếu bạn trên 18 tuổi và bị đe dọa cưỡng hôn, bạn có thể đăng ký một biện pháp bảo vệ được gọi là “ordonnance de protection” từ hệ thống pháp luật của Pháp, ngay cả khi bạn không có quyền cư trú.

    Biện pháp này sẽ được ban hành khẩn cấp trong vòng một tuần.

    Nó sẽ cho phép bạn có được sự bảo vệ theo lệnh của thẩm phán tòa án gia đình được gọi là “juge aux affaires familiales (JAF)” trong khoảng thời gian có thể gia hạn là sáu tháng, chẳng hạn như:

    • cấm người bạn định kết hôn gặp bạn
    • cấm người bạn định kết hôn mang vũ khí
    • cho phép bạn không tiết lộ địa chỉ nhà của bạn
    • theo yêu cầu của bạn, tạm thời cấm bạn rời khỏi lãnh thổ Pháp.

    Bạn cũng có thể yêu cầu một văn bản cho phép bạn ở lại Pháp, được gọi là giấy phép cư trú hoặc “titre de séjour”. Thủ tục này được giải thích chi tiết trên trang này.

  • Nếu bạn dưới 18 tuổi, bạn không thể hưởng lợi từ biện pháp bảo vệ này vì việc bảo vệ bạn sẽ phụ thuộc vào tòa án trẻ em.

    Bạn có thể nói chuyện với một người đáng tin cậy gần gũi với bạn về mối quan tâm của bạn, chẳng hạn như một chuyên gia như bác sĩ hoặc giáo viên.

    Bạn cũng có thể gọi cho đường dây nóng quốc gia về bảo vệ trẻ em theo số 119. Số điện thoại miễn phí này hoạt động 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần, nhưng chỉ có sẵn bằng tiếng Pháp. Họ sẽ có thể tư vấn cho bạn và báo cho một công tố viên được gọi là “procureur de la République”.

Quyền cư trú

Nếu bạn trốn khỏi một cuộc hôn nhân ép buộc từ một quốc gia khác, bạn có thể nộp đơn xin sự bảo vệ quốc tế của Pháp, hay còn được gọi là quyền tị nạn.

Bạn có thể tìm thêm thông tin trên trang này.

Tìm kiếm sự giúp đỡ

Có rất nhiều dịch vụ ở Pháp có thể giúp đỡ, cho bạn lời khuyên và hỗ trợ bạn về các thủ tục và giấy tờ. Đa số các dịch vụ này đều miễn phí.

  • Dịch vụ tư vấn điện thoại này dành cho những người đang đối mặt với những hình thái bạo lực và những người giúp đỡ họ.

    • Dịch vụ này hoàn toàn miễn phí.
    • Một nhân viên tư vấn đã qua đào tạo sẽ lắng nghe và giúp đỡ bạn qua điện thoại. Họ có thể hướng dẫn bạn tới các dịch vụ phù hợp gần bạn.
    • Ngôn ngữ khả dụng: Tiếng Pháp. Đôi khi những ngôn ngữ sau cũng khả dụng: Tiếng Anh, Tiếng Ả Rập, Tiếng Tây Ban Nha, Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, Tiếng Quan Thoại, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Kurd, Tiếng Azeri, Tiếng Ba Lan, Tiếng Do Thái, Tiếng Ba Tư, Tiếng Soninké, Tiếng Creole, Tiếng Kinyarwanda, Tiếng Kirundi và Tiếng Swahili. Hiện tại, những ngôn ngữ này không khả dụng ngoài giờ làm việc và đột xuất.
    • Liên hệ: gọi số 3919, dịch vụ hoạt động 24/7. Cuộc gọi sẽ không hiển thị trên hóa đơn điện thoại của bạn.
    • Đối với người khiếm thính, gặp khó khăn khi nghe, những người bị mất ngôn ngữ hoặc những người bị khiếm khuyết về ngôn ngữ, bạn có thể tiếp cận dịch vụ phù hợp với nhu cầu của mình bằng cách nhấp vào biểu tượng điện thoại ở dưới cùng bên phải của trang web www.solidaritefemmes.org.
  • Fédération GAMS” hỗ trợ phụ nữ bị cắt âm vật và ép buộc kết hôn.

    • Dịch vụ này hoàn toàn miễn phí.
    • Họ sẽ đánh giá tình hình của bạn, và sau đó hướng dẫn bạn đến các dịch vụ liên quan gần bạn.
    • Ngôn ngữ khả dụng: Tiếng Pháp, tiếng Anh và tiếng Bambara.
    • Liên hệ: qua điện thoại theo số 01 43 48 10 87 từ Thứ Hai đến Thứ Sáu, từ 10 giờ sáng đến 12 giờ trưa và từ 2 giờ chiều đến 4 giờ chiều hoặc qua e-mail tại địa chỉ [email protected].
  • Centres d'Information sur les Droits des Femmes et des Familles (CIDFF)” giúp công chúng, đặc biệt là phụ nữ, trong nhiều lĩnh vực như: quyền hợp pháp, sức khỏe, tìm kiếm việc làm, đào tạo, thành lập doanh nghiệp, và thậm chí là chăm sóc trẻ em.

    • Những dịch vụ này đều miễn phí.
    • Họ sẽ cung cấp cho bạn thông tin về những quyền bạn có và các bước cần thực hiện. Một số trung tâm có thể hỗ trợ bạn về thủ tục và giấy tờ.
    • Ngôn ngữ khả dụng: chủ yếu là tiếng Pháp.
    • Liên hệ: bạn sẽ tìm thấy chi tiết liên hệ của “CIDFF” trong khu vực bạn sống ở danh bạ này.

Mặc dù chúng tôi cố gắng hết sức để cung cấp cho bạn thông tin chính xác và cập nhật nhất, nhưng trang này không nhằm mục đích thay thế lời khuyên pháp lý hoặc chuyên nghiệp. Luật và thủ tục thay đổi thường xuyên nên việc tham khảo ý kiến của các chuyên gia có trình độ là vô cùng quan trọng.

Có lẽ bạn cũng quan tâm

Thuê luật sư ở Pháp

Luật sư đóng vai trò vô cùng quan trọng trong suốt quá trình tố tụng. Bạn cần chọn một trong những…

Đăng ký “l'aide juridictionnelle” hoặc trợ giúp pháp lý để trả tiền cho luật sư và các chi phí pháp lý khác

Nếu bạn không có đủ tiền để thuê luật sư và trả tiền cho các thủ tục pháp lý, bạn có thể yêu cầu…

Được điều trị sau khi bị cắt âm vật

Nếu bạn từng bị cắt âm vật, có những tổ chức và chuyên gia có thể hỗ trợ bạn trong quá trình hồi…

Để yêu cầu cảnh sát can thiệp:

Di chuyển lên đầu